Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp từ được ưa chuộng vì sự tiện lợi, độ an toàn cao, cùng nhiều tính năng đa dạng và đang dần thay thế các loại bếp khác như bếp gas, bếp than. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ.

Cấu tạo của bếp từ:

Bếp từ là một thiết bị thông minh được kế thừa từ việc phát minh ra dòng từ trường của nhà vật lý học Faraday và nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô vào thế kỷ thứ 19. Cảm ứng từ được sử dụng lần đầu tiên để tỏa nhiệt vào giữa thế kỷ 20, chủ yếu ở những ngành công nghiệp nặng và sắt thép (lò cảm ứng). Đến tận 150 năm sau, các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomson mới nghiên cứu chế tạo và ứng dụng để tạo ra chiếc bếp từ đầu tiên.

Bếp từ có 1 cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao và có thể thay đổi được, ta điều chỉnh nhiệt độ của bếp bằng cách thay đổi tần số này. Dòng điện Fu-cô sẽ làm cho đáy nồi nấu sinh nhiệt tương đối lớn. Ta có thể xem đáy nồi là cuộn dây thứ cấp có điện trở nhỏ, các electron di chuyển với tốc độ cao sẽ va đập lẫn nhau và sinh ra nhiệt. (Dòng điện từ được luân chuyển tạo ra nhiệt).

Cơ chế hoạt động của bếp từ

Bếp từ khai thác nguyên lý cảm ứng điện từ để làm nóng trực tiếp nồi dùng để nấu chín thức ăn.

1) Về bản chất, bếp từ an toàn hơn nhờ không có ngọn lửa và những rủi ro liên quan đến chúng. Hơn nữa, không có rủi ro liên quan đến rò rỉ khí.

2) So với bếp ga, bếp từ sử dụng hoàn toàn bằng điện.

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài mm trên mặt bếp. Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ nằm trong phạm vi này được dòng từ trường tác động khiến các phân tử nhiễm từ ở đáy nồi giao động mạnh và tự sinh ra nhiệt. Nhiệt lượng này chỉ có tác dụng với đáy nồi không tác động vào mặt kính và hoàn toàn không thất thoát ra môi trường.

Không giống như những phương thức nấu ăn khác, nấu trên bếp từ chỉ có nồi được làm nóng, còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt đột của đáy nồi. Thực tế, đáy nồi được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt. Lượng điện tiêu thụ chuyển hóa lên tới 80-96% thành lượng nhiệt đun nấu, tiết kiệm điện. Cũng chính vì vậy, bếp từ chỉ có thể sử dụng được với các loại nồi có đáy bằng kim loại hoặc vật liệu nhiễm từ.

Để hiểu hơn về cấu tạo và cơ chế của bếp từ, xin hãy theo dõi bài viết tiếp theo của Kapani.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *