Mài Dao Sắc, Sáng Bóng: Mẹo Hay Cho Bà Nội Trợ

Dao là đồ vật gia dụng không thể thiếu trong mỗi căn bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, mài dao làm sao để dao luôn giữ được độ sắc bén? Đó dường như lại không phải là điều đơn giản đối với các bà nội trợ. Bí quyết để mài sắc dao và giữ dao luôn sáng bóng bạn có biết? Cùng khám phá và chia sẻ thông tin bài viết này ngay thôi.

Dụng cụ mài dao thông dụng

Dưới đây là những dụng cụ mài dao thông dụng trong mỗi căn bếp và ưu nhược điểm của chúng.

  • Đá mài

Các hòn đá mài bán sẵn thường có 2 mặt, một mặt thô nhám hơn và một mặt mịn hơn. Thường chúng ta sẽ mài với mặt nhám trước, sau đó mài sang mặt mịn. Mặt nhám để làm sạch phần gỉ sét, làm thẳng những phần bị cong của lưỡi dao. Nói tóm lại, mặt nhám để mài phần thô. Mặt mịn sẽ giúp mài sắc và mỏng phần lưỡi dao. Giá của mỗi hòn đã mài cũng khá hợp lý. Tuy nhiên để dùng đá mài hiệu quả, bạn cần tốn công sức hơn một chút. Hơn nữa, bạn cần phải biết kỹ thuật mài sao cho thật khéo thì dao mới có thể sắc bén và sáng trở lại được.

  • Thanh mài dao thiếc

Nếu thường xuyên đi chợ, có thể bạn sẽ hay bắt gặp mấy cô bán thịt hay sử dụng những thanh mài này để liếc dao cho sắc. Các bà nội trợ ưa dùng những chiếc thanh mài này bởi nó nhỏ gọn và ít tốn diện tích.  Điều này càng cần hơn đối với những hộ gia đình có diện tích bếp nhỏ hẹp.

  • Máy mài dao kéo

Thời đại công nghệ thay đổi, mọi thứ xung quanh đều được cải tiến cho tiện dụng nhất. Máy mài dao kéo hiện đại cũng có nhiều loại chạy bằng điện hoặc bằng pin. Những bà nội trợ có thể dễ dàng mài sắc dao kéo không mất quá nhiều thời gian, công sức. Chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy là bạn đã có thể mài sắc được vật dụng dao, kéo.

Cách mài dao hiệu quả, sắc bén

Lời khuyên của nhiều chuyên gia, tốt nhất bạn nên mài sắc dao khoảng 2 tháng một lần. Điều đó để đảm bảo lưỡi dao được sắc bén và chính xác. Tuy nhiên, hãy mài lưỡi dao bất kỳ khi nào bạn cần sử dụng nó.

Các bước mài dao

  • Mài sắc dao, kéo cần 2 công đoạn mài thô hoặc mài tinh. Cả hai công đoạn đều loại bỏ lớp thép bên ngoài, tạo góc lưỡi với lớp thép bên trong. Thường sử dụng đá mài, có thể kết hợp với nước, dầu, giấy ráp thô hoặc mịn để mài dao. Với đá hoặc giấy ráp có bề mặt thô, lượng kim loại sẽ được loại bỏ đáng kể (mài thô). Ngược lại, nếu đã mịn hoặc giấy ráp mịn, lượng kim loại sẽ bị loại bỏ ít hơn (mài tinh).
  • Uốn: bước này không phải là mài, mà là uốn lại phần lưỡi dao bị quằn, loại bỏ rất ít thép.
  • Đánh bóng: Làm cho bề mặt thép sát góc lưỡi dao được sáng bóng và góc lưỡi dao đạt độ sắc tốt. Bước này không ảnh hưởng đến góc lưỡi dao.

Chia bước mài dao theo công cụ:

  • Grinding: Mài dao bằng đá mài xoay hoặc đá mài
  • Steeling: Mài bằng giũa, thanh mài
  • Stropping: Đánh bóng lưỡi dao bằng tấm da hoặc tấm da xoay tròn

Ranh giới giữa các cách mài là không rõ ràng. Tùy theo con dao, quá trình sử dụng mà có những cách mài khác nhau.

Cách mài sắc dao được khuyên dùng

Dù trên thị trường hiện có rất nhiều công cụ mài dao. Như đã liệt kê một số loại như trên thì có cả những thiết bị sử dụng điện rất tiện lợi. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng cách hiệu quả nhất là sử dụng một hòn đã mài bán sẵn. Cách làm đối với viên đá mài này sẽ được mô tả một cách chi tiết và dễ hiểu nhất dưới đây:

  • Bước 1: Ngâm đá mài vào nước khoảng 10 phút trước khi mài dao. Trong khi mài, nên vảy nước vào đá mài vài phút một lần để tăng sự mài mòn.
  • Bước 2: Mài dao với mặt thô nhám trước. Giữ lưỡi dao chếch nghiêng khoảng 20 độ, ấn nhẹ rồi mài khoảng 10 lần qua lại. Hãy chà xát mạnh toàn bộ một mặt lưỡi dao vào viên đá mài. Tiếp đó, làm tương tự với mặt còn lại của lưỡi dao.
  • Bước 3: Sử dụng mặt mịn hơn của hòn đá mài để làm sắc và sáng thêm phần lưỡi dao. Sau đó, lặp lại toàn bộ quá trình với mặt thô ráp hơn của viên đá mài. Cuối cùng, rửa hòn đá mài và dao trong nước nóng và dùng khăn bông mềm lau khô sạch.

Các tổn thương của lưỡi dao

Các lưỡi dao trong quá trình sử dụng thường gặp những tổn thương sau:

  • Mẻ – dùng dao chặt vào vật cứng như đá, xương, thép
  • Quằn – lý do tương tự như mẻ
  • Mòn – dùng dao cắt vào quả chanh, nhúng nước biển… gây gỉ hoặc bị ăn mòn do axit hoặt muối
  • Biến dạng – bị gãy vì dùng dao để đào đất, nhổ đinh….

Cách tránh tổn thương cho lưỡi dao

  1. Dùng đúng loại dao cho nhu cầu. Những con dao nhỏ, sắc có thể làm công việc tinh tế, trong khi những công việc nặng nhọc nên sử dụng dao lớn, sống dày.
  2. Dùng dao hợp lý: Tránh để phần lưỡi dao tiếp xúc những vật hoặc bề mặt quá cứng khi tác động một lực mạnh như băm, chặt, gõ,… có thể gây mẻ lưỡi dao.
  3. Dùng dao đúng kỹ thuật: ví dụ bạn dùng một con dao mỏng để bổ dưa, hãy cắt thẳng, đừng bẩy dao sang hai bên sẽ làm cong lưỡi dao
  4. Rửa sạch dao sau khi sử dụng

Trên đây là bài viết về những thông tin giúp mài dao sắc và sáng bóng. Hi vọng đó sẽ là kiến thức hữu ích và đáng để chia sẻ cho những bà nội trợ khác nữa mà bạn biết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *